Sau khi ý tưởng thiết kế đã hoàn thành và chuẩn bị bắt tay vào thi công thì lúc này bạn mới tìm hiểu các chủng loại vật liệu có trong bản báo giá. Khi tìm hiểu bạn mới thấy rất nhiều người nhắc đến các vật liệu gỗ công nghiệp An Cường? Tại sao vậy? Tại sao gỗ An Cường lại được giới thiết kế nội thất và khách hàng tin tưởng sử dụng để đóng đồ nội thất như vậy? Mọi người nói là tốt nhất, vậy khi so với ván các thương hiệu khác thì thế nào?
Tại sao gỗ An Cường lại “nổi như cồn” trong ngành thiết kế nội thất?
Hình ảnh tại một showroom An Cường
1. Nhà cung cấp gỗ An Cường là ai?
Công ty Cổ phần Gỗ An Cường là nhà cung cấp nguyên vật liệu trang trí nội thất và vật liệu décor hàng đầu tại Việt Nam từ năm 1994. Đây là nhà sản xuất và là nhà phân phối lớn cho hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Úc về tấm décor, tấm trang trí và các loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất.
Phân loại gỗ An Cường theo loại lõi.
Các sản phẩm của gỗ An Cường rất đa dạng về màu sắc, kiểu dáng và vật liệu nên đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng bao gồm như: Ván MFC, Tấm Laminates, Tấm Acrylic, Tấm Veneer…
Với thông điệp An Cường Wood – Working Materials Giải pháp gỗ nội thất cho mọi nhà các sản phẩm của An Cường đã được ứng dụng rộng rãi trong các thiết kế nội thất từ các hệ thống văn phòng đến thiết kế nội thất căn hộ chung cư, phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, nội thất siêu thị, bệnh viện, cửa đi, ván sàn…
2. Gỗ công nghiệp An Cường làm gỗ nội thất có tốt không?
Gỗ công nghiệp An Cường luôn khẳng định có chỉ số an toàn cao cho người sử dụng ( có chỉ số E1 tiêu chuẩn quốc tế)
Có thể nói các loại vật liệu gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay thì vật liệu gỗ An Cường là tốt và nổi tiếng nhất. Các loại gỗ công nghiệp An Cường gỗ nhìn chung đều bao gồm phần ruột và phần phủ. Phần ruột còn được gọi là cốt gỗ và phần phủ.
Các loại cốt gỗ cơ bản gồm: HDF, MFC, MFC chống ẩm, MDF, MDF lõi xanh,… Các loại cốt gỗ này đều là gỗ nghiền nát và được kết nối với nhau bằng keo và hoá chất nhưng mỗi loại cốt gỗ lại có những ưu điểm khác nhau.
Ví dụ như, HDF được hoàn thiện bằng loại keo tốt nhất, tẩm hóa chất chống mối mọi tốt nhất và được ép thuỷ lực thành tấm với lực nén lớn nhất. MDF lõi xanh cũng sử dụng keo và hóa chất tương tự nhưng lực nén lúc ép nhỏ hơn so với khi ép HDF. Ngoài ra thì các loại cốt gỗ khác thì sử dụng loại keo bình thường và xử lý bằng hóa chất để chống nước và mốc kém hơn. Nhưng vẫn đảm bảo chống mốc trong một thời gian dài. Nếu sắp xếp theo thứ tự về độ bề của các loại cốt gỗ thì đứng đầu vẫn là HDF, sau là MDF chống ẩm và MDF thường.
Các loại lớp phủ gồm: Melamine, Lamilate, Veerneer, Acrylic
Phân tích về các đặc tính khác nhau của các loại lớp phù này cũng tương tự như cốt gỗ. Nó cũng có những ưu điểm và hạn chế khác nhau.
Nếu xếp loại lớp về độ bền đứng đầu là Laminate có khả năng chống xước, chống nước rất tốt. Tiếp theo là Melamine và sau cùng là Acrylic. Riêng Verneer về độ bền lại cần phụ thuộc thêm nhiều vào nhà cung cấp và cách thi công của các đơn vị.
Tủ bếp làm từ gỗ an cường.
Bản chất của lớp dán bề mặt gỗ Verneer là gỗ thịt, gỗ tự nhiên nên vẫn có thể xảy ra hiện tượng bị co ngót, nứt xé bề mặt. Do vậy khi thi công cần phải có thêm lớp chống xé, nứt bên dưới Veneer thì độ bền sẽ được đảm bảo tốt hơn cho người sử dụng.
Nếu xếp hàng về giá thành của các loại lớp phủ bề mặt gỗ An Cường thì đắt nhất là Acrylic. Vì nó có độ phẳng tuyệt đối. Bề mặt Acrylic luôn phản chiếu hình ảnh phẳng mịn và độ bóng cực cao mang lại sự sang trọng, đẳng cấp cho các đồ nội thất hoặc sàn gỗ cho các căn hộ. Loại lớp phủ bề mặt gỗ đắt thứ 2 là Laminate và giẩm dần là Verneer và Melamine.
3. Thực hư việc gỗ An cường có tốt như truyền tai.
Gỗ An Cường thường xuyên được yêu cầu và lựa chọn để làm vật liệu cho nội thất nhà của mình, tuy nhiên đa phần mọi người đều không chắc chắn rằng gỗ An Cường khi so sánh với các thương hiệu gỗ khác sẽ tốt hơn như thế nào, nhiều hay ít, Canbesto đã làm một thí nghiệm nhỏ dưới đây giữa 2 thương hiệu được biết tới nhiều nhất tại Việt Nam.
Test kiểm tra độ giản nở của Gỗ An Cường và Gỗ Ba Thanh.
Bài test trên được thực hiện bằng cách ngâm ván MDF chống ẩm của gỗ An Cường và gỗ Ba Thanh trong 12h, sau đó dùng thước điện tử để kiếm tra sự giãn nở của cả hai, nhằm rút ra kết luận xem ván nào có thể "tạm kết luận" là chống nước tốt hơn.
Thông qua bài test trên chúng ta có thể rút ra những điều sau:
Sau 12h ngâm trong nước, về mặt ngoại quan cả 2 đều ổn, không có hiện tượng bong tróc hay dễ bị bẻ gãy, điều này cho thấy chất lượng gỗ của cả 2 đều tốt.
Về độ dày ván, gỗ ván của An Cường có độ dày cao hơn so với ván gỗ của Ba Thanh (khi nhập về) từ 0.13mm - 0.18mm. Con số này khi so với độ dày hơn 17mm của cả 2 loại ván, thì sự chênh lệch này tương đương 1%.
Thứ 2 là sau 12h độ dãn nở của ván An Cường có sự chênh lệch nhiều hơn so với ván Ba Thanh từ 0.07mm - 0.39mm. Qua đó ta có thể "tạm kết luận" ván An Cường chịu nhiều tác động bởi nước hơn ván Ba Thanh, mặc dù sự chênh lệch là không nhiều.
Mong rằng bằng thí nghiệm trên sẽ giúp các bạn có một góc nhìn cụ thể hơn về hai loại ván mà từ đó có thể so sánh giá cả giữa chúng để đưa ra quyết định tốt hơn.